Tháng thứ 4 trẻ sẽ lật đượcTháng 6
Lúc này trẻ đã lăn thành thạo và ngẩng cao đầu một cách tự tin. Một số trẻ đã sẵn sàng để ngồi. Một số sẽ cần cha mẹ hỗ trợ. Hãy kê gối cao sau lưng để trẻ ngồi và giảm dần số lượng gối khi trẻ tự tin hơn. Đến tháng thứ 8 trẻ có thể tự ngồi mà không cần hỗ trợ nữa.
Tháng 7
Trẻ có thể tự ngồi và với tay lấy đồ chơi. Một số trẻ có thể tự thay đổi được tư thế. Một số sẽ có thể trườn và bò. Có một số trẻ có thể bỏ qua mốc bò mà có thể tập đi luôn từ tháng thứ 9. Thế nên, cha mẹ đừng lo lắng khi em bé của mình không bò hoặc trườn nhé.
Ba mẹ có thể để những chướng ngại vật như đệm hoặc gối để trẻ luyện tập sự nhanh nhẹn và bò nhanh hơn nhé. Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa sẵn sàng làm điều đó một mình, đôi lúc, trẻ có thể bị mắc kẹt. Từ đó, trẻ sẽ mất dần sự tự tin.
Tháng 8
Trẻ có thể bò mọi nơi mà trẻ muốn. Có một số sẽ tự vịn đứng được.
Cha mẹ hãy giúp trẻ luyện kỹ năng đứng vững của mình bằng trò chơi đứng vỗ tay. Hoặc khuyến khích khả năng di chuyển của trẻ bằng cách để đồ chơi ngoài tầm với của trẻ. Trẻ sẽ bò đi khắp nơi để lấy món đồ chơi mà mình thích.
Từ tháng 9
Từ tháng này, trẻ sẽ có thể đứng nhiều hơn. Nhưng vẫn cần hỗ trợ từ ba mẹ và chỗ vịn.
Bạn hãy để đồ chơi ở phía trên để giúp trẻ đứng nhiều hơn. Trẻ cũng có thể đứng vỗ tay mà không cần sự hỗ trợ nào.
Hãy để những đồ vật nguy hiểm ở xa tầm với của trẻ.
Cha mẹ có thể hỗ trợ gì cho trẻ trong năm đầu tiên?
Từ 0-3 tháng:
Phát triển đầu và cổ và phối hợp tay và chân. Trẻ có thể cầm đồ chơi mềm.
Trẻ có thể khóc khi đói và khó chịu.
Trẻ có thể cười nhiều hơn từ tuần thứ 4 trở lên
Trẻ có thể nhận ra mặt mẹ và những người thân.
Trẻ có thể phản ứng và giật mình với những âm thanh bất chợt.
Với tay để chạm vào mặt người đang bế và nói chuyện.
Từ 4 – 6 tháng:
![Chăm sóc trẻ sơ sinh]()
Có thể ngồi với sự hỗ trợ của ba mẹ từ tháng thứ 6Trẻ có thể ngẩng đầu lên trong thời gian dài mà không bị lắc lư
Có thể lăn và lật úp và lật ngửa
Nắm những đồ vật gần, chuyển đồ từ tay này sang tay khác từ tháng thứ 6
Có thể ngồi với sự hỗ trợ của ba mẹ từ tháng thứ 6
Có thể ngẩng đầu lên trong thời gian dài mà không bị lắc lư, lăn qua, nắm lấy đồ vật gần tay, chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác (trong 6 tháng) và có thể ngồi với sự hỗ trợ (trong 6 tháng).
Cười lớn và đáp lại giọng nói của bạn bằng cách mỉm cười.
Nhận ra những khuôn mặt ngộ nghĩnh và quen thuộc. Phản ứng với những âm thanh trẻ thấy thú vị
Tạo ra những âm thanh phản ứng lại khi người khác nói chuyện.
Từ tháng 7 – 9 tháng
Trẻ có thể bò.
Phản ứng và có vẻ mặt lo lắng khi nhận ra người lạ tiếp xúc.
Về mặt xã hội
Bập bẹ tập nói, và trả lời lại khi được gọi tên
10-12 tháng:
Có thể đi những bước chân đầu tiên với sự hỗ trợ của bạn.
Nhặt đồ chơi bằng tay
Biết thể hiện những cử chỉ yêu thương như ôm và hôn.
Trẻ thích vẫy tay tạm biệt.
Có thể nói 1 hoặc 2 từ
Biết bắt chước cử chỉ đơn giản và biết đòi những gì trẻ muốn bằng cách chỉ tay.
Trẻ có những cột mốc đáng nhớ trong năm đầu tiên của cuộc đời. Ba mẹ hãy dựa trên bài viết trên để theo dõi để giúp trẻ phát triển tốt hơn nhé.
Hãy chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ này nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Nguồn: madeformums.com